CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Khoa Xây dựng với bề dày lịch sử đào tạo Ngành Xây dựng, là đơn vị được thành lập ngay từ khi trường Cao đẳng Xây dựng TP Hồ Chí Minh mới được thành lập. Đến nay đã có 45 năm kinh nghiệm đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng. Trong đó ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng chuyên về lĩnh vực thi công, tư vấn thiết kế, tổ chức thi công, quản lý, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng. Người làm nghề Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có rất nhiều sự lựa chọn cho công việc. Cơ hội  nghề nghiệp bao gồm các công việc phù hợp chuyên ngành và các công việc ở những chuyên ngành liên quan như giao thông, vật liệu xây dựng hay quản lý xây dựng…Những công việc có thể làm bao gồm các công việc ở công trường như: cán bộ kỹ thuật hiện trường, giám sát thi công, chỉ huy công trình, quản lý khối lượng, quản lý an toàn lao động…; trong công xưởng như giám sát nội bộ, quản lý chất lượng; tại văn phòng như lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu, tham gia thiết kế…

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với tổng thời gian là 2,5 năm sẽ được cấp Bằng tốt nghiệp KỸ SƯ THỰC HÀNH theo quy định hiện hành của Nhà nước. 

 

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

⇒ Tên ngành đào tạo : Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

⇒ Mã ngành: 6510104

⇒ Trình độ đào tạo: Cao đẳng

⇒ Hình thức đào tạo: Chính quy

⇒ Loại hình đào tạo: Tập trung

⇒ Thời gian đào tạo: 2,5 năm

⇒ Đối tượng đào tạo: Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông  

I. Giới thiệu chương trình đào tạo:

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là ngành, nghề chuyên về lĩnh vực thi công,  tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý, giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng. Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng trình độ cao đẳng đào tạo nhân lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, là ngành tạo ra cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống con người:  công sở, nhà xưởng, nhà ở, bệnh viện, trường học, các công trình văn hóa thể thao, thương mại dịch vụ khác…

Người học nghề Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng được trang bị các kiến thức về cơ sở ngành, các phần mềm thiết kế và quản lý thi công, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ngoài ra người học được trang bị các kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thi công, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng. Bên cạnh đó sinh viên cũng có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình và an toàn lao động, nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường và quy định pháp luật trong xây dựng.

Người làm nghề Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng có rất nhiều sự lựa chọn cho công việc. Cơ hội  nghề nghiệp bao gồm các công việc phù hợp chuyên ngành và các công việc ở những chuyên ngành liên quan như giao thông, vật liệu xây dựng hay quản lý xây dựng…Những công việc có thể làm bao gồm các công việc ở công trường như: cán bộ kỹ thuật hiện trường, giám sát thi công, chỉ huy công trình, quản lý khối lượng, quản lý an toàn lao động…; trong công xưởng như giám sát nội bộ, quản lý chất lượng; tại văn phòng như lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu, tham gia thiết kế… và các công việc khác như nhân viên  tại các phòng thí nghiệm xây dựng, các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị xây dựng hay kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, người tốt nghiệp  trình độ cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng cũng có thể làm việc trong đội kỹ thuật của các đơn vị quản lý - vận hành - khai thác bất động sản. Phần lớn người làm nghề Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng theo hướng thi công làm việc ngoài công trường và trong công xưởng; vì thế đòi hỏi người làm nghề này phải có sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc trên cao;  có khả năng tập trung tốt, có kiến thức kỹ năng về bảo hộ an toàn và chuyên môn cao.

1. Các căn cứ xây dựng chương trình:

- Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

- Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/04/2017 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: Là cơ sở xác định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ.

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

- Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử sụng công nghệ thông tin (CNTT) cơ bản, là cơ sở xác định chuẩn đầu ra về tin học.

- Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học.

- Kế hoạch số 49/KH-CĐXD ngày 21/01/2021 của Trường Cao đẳng Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh về việc Đánh giá, rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo.

2. Mục tiêu chung: 

- Đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho hoạt động thi công xây dựng, phù hợp với quy mô công trình cấp III trở lên; tham gia các hoạt động tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế, giám sát, đấu thầu), sản xuất kinh doanh vật liệu – trang thiết bị xây dựng, và các dịch vụ chuyên ngành khác (kiểm định, thí nghiệm, quản lý vận hành…).

- Đào tạo người học có sự phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức, chính trị, ý thức nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, ý thức phục vụ, có trách nhiệm công dân.

- Đào tạo người học có kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành vững vàng, đủ năng lực tham gia thị trường lao động, phù hợp với xu hướng tiếp cận công nghệ xây dựng hiện đại, hướng đến hội nhập – cạnh tranh với thị trường lao động của các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

3. Mục tiêu cụ thể:

Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng sẽ trang bị cho người học các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu 1: Hình thành nền tảng vững chắc về kiến thức chính trị, pháp luật, an ninh - quốc phòng,… và kiến thức cơ sở ngành.

Mục tiêu 2: Vận dụng thành thạo các kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng thực hành nghề nghiệp và tư duy sáng tạo.

Mục tiêu 3: Giao tiếp hiệu quả, biết tổ chức, quản lý và làm việc nhóm.

Mục tiêu 4: Vận hành tốt các năng lực hình thành ý tưởng, lên kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá.

Mục tiêu 5: Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề ngiệp.

Các mục tiêu trên được chi tiết hóa thành các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm như sau:

1.2.1. Kiến thức

* Kiến thức chung:

- CĐR 1: Trình bày được những kiến thức cơ bản về: chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất theo quy định.

- CĐR 2: Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo, phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

* Kiến thức chuyên môn:

- CĐR 3: Trình bày được quy trình an toàn trong thi công công trình, bao gồm các thao tác thi công đất, thi công cọc, giàn giáo, làm việc trên cao, an toàn điện, phòng chống cháy nổ và các quá trình thi công khác; các biện pháp và phương tiện bảo hộ cá nhân;

- CĐR 4: Trình bày được các nội dung cơ bản về giám sát an toàn lao động (theo hướng tiếp cận HSE trong xây dựng), phương pháp đảm bảo vệ sinh môi trường; phương pháp xử lý  nước thải trong thi công và chất thải rắn xây dựng; các biện pháp bảo vệ môi trường và  phương thức “Xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;

- CĐR 5: Trình bày được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong xây dựng; và cập nhật kiến thức về các loại vật liệu xây dựng mới;

- CĐR 6: Trình bày được các bộ phận cấu thành công trình xây dựng; phương pháp tính toán một số bộ phận kết cấu trong công trình xây dựng (cột, dầm, sàn, ...);

- CĐR 7: Tính toán được các loại tải trọng và tổ hợp tại trọng tác dụng lên công trình;

- CĐR 8: Trình bày được quy trình  tính toán và phân tích được kết quả nội lực các cấu kiện cơ bản; vẽ được biểu đồ bao vật liệu cho dầm;

- CĐR 9: Phân tích được số liệu của bảng thống kê địa chất; So sánh được ưu, nhược điểm của các phương án kết cấu; đề xuất được phương án kết cấu  phù hợp với địa chất, công năng sử dụng;

- CĐR 10: Định nghĩa được các loại kí hiệu, kí tự, chú thích trong bản vẽ xây dựng, đọc hiểu thành thạo bản vẽ  thiết kế (bao gồm các bản vẽ hệ thống kỹ thuật).

- CĐR 11: Trình bày được phương pháp tính khối lượng các công tác xây dựng từ thi công đất, thi công móng…đến các công tác hoàn thiện (bao gồm hệ thống kỹ thuật công trình); phương pháp lập dự toán một số hạng mục công trình cơ bản. Phân tích được định mức vật liệu, nhân công trong các công tác thi công xây dựng, từ  thi công đất ,  gia cố nền móng đến  thi công hoàn thiện;

- CĐR 12: Mô tả rõ tính năng, tác dụng, phạm vi sử dụng các loại dụng cụ cầm tay, các máy móc thiết bị trắc đạc và các trang thiết bị kỹ thuật cơ bản khác trong công trình; Trình bày được phương pháp xây dựng lưới trục định vị phục vụ thi công;

- CĐR 13: Trình bày được phương pháp nhận biết cấp đất, loại đất; các biện pháp xử lý nền móng; trình tự và phương pháp thi công đất bằng thủ công, bằng cơ giới, trình tự và phương pháp thi công cọc BTCT đúc sẵn, các giải pháp an toàn tương ứng, các yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;

- CĐR 14: Trình bày được trình tự và phương pháp thi công các kết cấu BTCT, từ công tác gia công, lắp dựng cốt thép, cốp pha, giàn giáo…đến chế tạo vận chuyển, san, đầm, làm mặt, bảo dưỡng bê tông…; trình tự thi công một số kết cấu bê tông: móng, cột, dầm, sàn, tường và xử lý được mạch ngừng bê tông, các giải pháp đảm bảo an toàn, các yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;

- CĐR 15: Trình bày được trình tự và phương pháp xây, trát, ốp, lát, bả matít, lăn sơn, lắp đặt goong cửa, lắp dựng khuôn cửa, lắp đặt thiết bị vệ sinh, lợp ngói…., các giải pháp an toàn tương ứng, các yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu; 

- CĐR 16: Trình bày được phương án thi công đối với các hạng mục trong công trình xây dựng: biện pháp thi công, tổ chức và quản lý thi công, giải pháp an toàn, các yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu; Phân tích được các nguyên nhân gây sai hỏng, các lỗi kỹ thuật cơ bản thường gặp trong quá trình thi công và đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục;

- CĐR 17: Trình bày được nguyên tắc thiết kế tổ chức thi công công trình xây dựng, lập và quản lý tiến độ thi công, thiết lập tổng mặt bằng thi công, tổ chức bộ máy công trường;

1.2.2. Kỹ năng

* Kỹ năng chung:

- CĐR 18: Sinh viên có khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng; truyền đạt  thông tin chính xác, giao tiếp hiệu quả. 

*Kỹ năng chuyên môn:

- CĐR 19: Hiểu rõ cấu tạo, đọc hiểu chính xác hồ sơ thiết kế (bao gồm các bản vẽ hệ thống kỹ thuật); lựa chọn được nội dung và phạm vi áp dụng của từng tiêu chuẩn trong thiết kế, thi công xây dựng; thể hiện bản vẽ theo đúng những tiêu chuẩn cơ bản trong vẽ kỹ thuật; vẽ được các loại hình chiếu: chiếu bằng, chiếu đứng, mặt cắt;

- CĐR 20: Thực hiện quy trình an toàn trong thao tác thi công đất, thi công bê tông, giàn giáo, làm việc trên cao; Hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra, giám sát và khắc phục được sai sót về an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- CĐR 21: Tính toán được khối lượng các công việc trong thi công công trình dân dụng và công nghiệp; lập được dự toán công trình xây dựng và dân dụng;

- CĐR 22: Tính toán được một số kết cấu bộ phận như cột, dầm, sàn, móng đơn; kiểm tra được khả năng chịu lực của của các cấu kiện cơ bản; xử lý được tình huống kết quả tính không đủ khả năng chịu lực; Triển khai được hồ sơ bản vẽ theo yêu cầu và kết quả tính toán của cán bộ chủ trì thiết kế;

- CĐR 23: Quản lý và tổ chức thi công bao gồm: Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công, biểu đồ nhân lực, bố trí tổng mặt bằng thi công, dự trù – cung ứng các nguồn lực, tổ chức bộ máy nhân sự trên công trường, thiết lập các biện pháp  kiểm tra, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

- CĐR 24: Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng, dụng cụ đo kiểm tra trong nghề xây dựng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn; Thực hiện thành thạo các công tác đo xác định tim trục, cao độ, vạch dấu kích thước, vị trí…  để thi công các hạng mục công trình.

- CĐR 25: Hiểu rõ quy trình thi công các công tác kỹ thuật, từ công tác cọc, công tác đất…đến các công tác hoàn thiện; Thực hiện được công tác trộn bê tông, trộn vữa bằng thủ công, bằng máy; trộn, vận chuyển, san, đầm, làm mặt, bảo dưỡng bê tông; Xây được các kết cấu gạch đá  cơ bản: tường, trụ liền tường, tam cấp…;  thực hiện được một số công tác hoàn thiện cơ bản: trát, láng, ốp, lát….,  bả matít, lăn sơn, lắp đặt cửa và thiết bị vệ sinh…

- CĐR 26: Lập được phiếu nghiệm thu, bàn giao theo mẫu quy định; thực hiện được công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm xây dựng.

- CĐR 27: Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- CĐR 28: Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; thành thạo tin học văn phòng, sử dụng được phần mềm vẽ kỹ thuật Autocad và một số phần mềm chuyên dụng trong xây dựng để vận dụng vào công việc chuyên môn;

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- CĐR 29: Có năng lực làm việc độc lập hoặc tổ chức làm việc theo nhóm; sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế khi thực hiện công việc; có đạo đức nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động; nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời để duy trì, cải thiện các kỹ năng mềm.

- CĐR 30: Có năng lực quan sát, hướng dẫn những người khác thực hiện nhiệm vụ; có khả năng giám sát, đánh giá chất lượng công việc của bản thân và các thành viên trong nhóm; Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; có trách nhiệm xã hội và tôn trọng đa dạng văn hóa.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật công tình xây dựng, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, với những vị trí việc làm cụ thể bao gồm:

* Cán bộ kỹ thuật hiện trường tại các doanh nghiệp xây dựng:

+ Thi công đất và gia cố nền, thi công cọc BTCT đúc sẵn;

Thi công ván khuôn, giàn giáo;

Thi công cốt thép;

Thi công bê tông;

Thi công lắp dựng kết cấu thép;

Thi công kết cấu gạch đá;

Thi công hoàn thiện;

Khai triển / quản lý bản vẽ chi tiết thi công;

Quản lý an toàn lao động, giám sát thi công (của nhà thầu xây dựng);

Quản lý khối lượng, chất lượng nội bộ, …

Cán bộ kỹ thuật tại văn phòng / phòng kỹ thuật các doanh nghiệp xây dựng: Lập hồ sơ đấu thầu , Bóc tách khối lượng, dự toán và thanh quyết toán công trình…;

Cán bộ kỹ thuật tại phòng kỹ thuật, phòng thiết kế thuộc các doanh nghiệp xây dựng: Thiết kế các công trình dân dụng cấp IV, tham gia thiết kế các công trình từ cấp III.

Nhân viên kỹ thuật trong các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực hay dịch vụ có liên quan như  thí nghiệm / kiểm định xây dựng, kinh doanh trang thiết bị xây dựng, quản lý khai thác - vận hành bất động sản…, hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông hay hạ tầng kỹ thuật…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật công tình xây dựng cũng có thể làm việc được với trong các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị của địa phương, nhân viên địa chính - xây dựng trong các đon vị hành chính phù hợp….

Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật công tình xây dựng  có thể học tập liên thông lên đại học cùng chuyên ngành; đủ điều kiện tham gia sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề theo các quy định hiện hành khi có đủ thời gian hoạt động chuyên môn phù hợp.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng cũng có thể học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Trung cấp, các Trung tâm đào tạo …có liên quan về chuyên môn.

(Tùy theo thiên hướng và năng lực của người học, có thể định hướng để đảm nhận  một hay nhiều vị trí công việc cụ thể trong các vị trí nêu trên).

5. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng học phần: 33 học phần

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 87 tín chỉ/2115 giờ

- Khối lượng các học phần chung/đại cương: 21 tín chỉ/435 giờ

- Khối lượng các học phần chuyên môn: 66 tín chỉ/1680 giờ

- Khối lượng lý thuyết (và KT LT): 28 tín chỉ/510 giờ;

- Thực hành (29), thực tập (8), thí nghiệm (1): 38 tín chỉ/1170 giờ

6. Nội dung chương trình:

STT

Mã MH/ MĐ

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/

thí nghiệm

/bài tập

/thảo luận

Thi/

Kiểm

tra

  1. CÁC HỌC PHẦN CHUNG/ĐẠI CƯƠNG

 

 

 

 

 

I

I

Học phần bắt buộc

21

435

173

239

23

1

23200102

Giáo dục Chính trị

4

75

41

29

5

2

23100102

Pháp luật

2

30

18

10

2

3

23102102

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

4

23102103

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

4

75

36

35

4

5

23103105

Tin học

3

75

15

58

2

 

 

Tiếng Anh

 

 

 

 

 

6.1

23300101

Anh văn 1

2

45

15

28

2

6.2

23300102

Anh văn 2

2

45

15

28

2

6.3

23300106

Anh văn 3

2

30

28

0

2

II

II

Học phần tự chọn

 

 

 

 

 

….

…..

 

 

 

 

 

 

CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN NGHỀ NGHIỆP

 

 

 

 

I

I

Học phần cơ sở

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

17

345

155

168

22

1

24201104

Hình họa - Vẽ kỹ thuật 1

3

60

24

30

6

2

23900118

Vật liệu xây dựng

3

60

30

27

3

3

23502102

Sức bền vật liệu 1

3

45

25

18

2

4

23502101

Cơ học kết cấu

3

60

29

28

3

5

24201126

Cấu tạo  - Bản vẽ chuyên môn

2

45

22

20

3

6

23900119

Thí nghiệm VLXD

1

30

0

30

0

7

23501104

Cơ học đất

2

45

25

18

2

2

2

Học phần tự chọn (chọn 1 trong… học phần)

 

 

 

 

 

….

……

 

 

 

 

 

 

II

II

Học phần chuyên môn

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

40

1020

308

650

62

1

23501101

Bê tông cốt thép 1

2

45

20

22

3

2

23501102

Bê tông cốt thép 2

2

45

15

27

3

3

23501109

Thực hành Kết cấu  Bê tông cốt thép

2

 

60

3

33

 

2

4

23501108

Nền móng

2

45

25

18

2

5

23501110

Kết cấu thép

2

45

20

23

2

6

23506112

Kỹ thuật thi công

3

60

36

20

4

7

23506127

Thực hành lập biện pháp KTTC

2

60

12

48

0

8

23506101

An toàn lao động

2

30

27

0

3

9

23506125

Trắc địa

3

60

28

28

4

10

23601103

Dự toán xây dựng

3

60

25

30

5

11

23506118

Tổ chức thi công

2

45

22

20

3

12

23506128

Thực hành lập biện pháp TCTC

2

60

10

50

0

13

23402195

 Lắp đặt điện công trình

2

60

10

48

2

14

23700124

Cấp thoát nước

2

30

27

0

3

15

23401119

Thực hành tay nghề cơ bản 1

3

90

7

77

6

16

23401120

Thực hành tay nghề cơ bản 2

3

90

6

77

7

17

23401117

Thực tập tốt nghiệp

3

135

14

109

12

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

Học phần tự chọn (chọn 2 trong các học phần, tối thiểu 4 tín chỉ)

4

90

30

60

0

 

 

 

 

 

 

 

 

18a

23506126

Trắc địa nâng cao

2

45

15

30

0

18b

23100101

Kỹ năng mềm

2

45

15

30

0

18c

23502104

AutoCad

2

45

15

30

0

 

 

 

 

 

 

 

 

19a

23602101

Giám sát và quản lý khối lượng

2

45

15

30

0

19b

23602106

Quản lý dự án đầu tư xây dựng

2

45

15

30

0

19c

23103103

Tin học ứng dụng ngành XD

2

45

15

30

0

…...

……

 

 

 

 

 

 

  1. CÁC HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

5

225

0

225

0

1

23500101

Khóa luận tốt nghiệp

5

225

0

225

0

…...

……

 

 

 

 

 

 

2

2

Học phần thay thế (nếu không làm khóa luận tốt nghiệp)

 

 

 

 

 

2.1

23501111

Thực hành Kết cấu tổng hợp

3

90

38

48

4

2.2

23506129

Thực hành Lập  biện pháp thi công lắp ghép

2

60

10

50

0

 

Tổng cộng

87

2115

666

1342

107

 

  1. CÁC MÔN BỔ TRỢ (TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THIẾT KẾ)

1

23502103

Sức bền vật liệu 2

2

45

15

30

 

2

23501106

Đồ án Nền móng

2

60

0

60

 

3

23502204

Mô hình thông tin công trình (BIM)

2

45

15

30

 

7. Kế hoạch giảng dạy:

STT

Mã MH/ MĐ

Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

 

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/

Kiểm

tra

I

HỌC KỲ I

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

18

375

132

222

21

1

23102102

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

2

23103105

Tin học

3

75

15

58

2

3

24201104

Hình họa - Vẽ kỹ thuật 1

3

60

24

30

6

4

23900118

Vật liệu xây dựng

3

60

30

27

3

5

23502102

Sức bền vật liệu

3

45

25

18

2

6

23100102

Pháp luật

2

30

18

10

2

7

23300101

Anh văn 1

2

45

15

28

2

2

2

Học phần tự chọn

 

 

 

 

 

……

……

 

 

 

 

 

 

II

HỌC KỲ II

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

17

390

148

219

23

1

23300102

Anh văn 2

2

45

15

28

2

2

23900119

Thí nghiệm VLXD

1

30

0

27

3

3

23502101

Cơ học kết cấu

3

60

29

28

3

4

24201126

Cấu tạo - BV chuyên môn

2

45

22

20

3

5

23501104

Cơ học đất

2

45

25

18

2

6

23501101

Bê tông cốt thép 1

2

45

19

22

4

7

23402195

Lắp đặt điện công trình

2

60

10

48

2

8

23506219

Trắc địa

3

60

28

28

4

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần) tối thiểu 2 tín chỉ)

2

45

15

30

 

2.1a

23506126

Trắc địa nâng cao

2

45

15

30

 

2.1b

23100101

Kỹ năng mềm

2

45

15

30

 

2.1c

23502104

Auto Cad

2

45

15

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học phần điều kiện, học tập trung tại TTGDQP trong kỳ hè, theo lịch của PĐT

1

23102103

Giáo dục quốc phòng & an ninh *

4

75

36

35

4

 

 

 

 

 

 

 

 

III

HỌC KỲ III

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

18

375

181

171

23

1

23300106

Anh văn 3

2

30

28

0

2

2

23501102

Bê tông cốt thép 2

2

45

17

25

3

3

23501108

Nền móng

2

45

25

18

2

4

23506112

Kỹ thuật thi công

3

60

36

20

4

5

23506101

An toàn lao động

2

30

27

0

3

6

23501109

Thực hành KC  Bê tông cốt thép

2

60

3

55

2

7

23501110

Kết cấu thép

2

45

20

23

2

8

23601103

Dự toán xây dựng

3

60

25

30

5

2

2

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần) tối thiểu 2 tín chỉ)

2

45

15

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1a

23602101

Giám sát và quản lý khối lượng

2

45

15

30

 

2.1b

23602106

Quản lý dự án đầu tư xây dựng

2

45

15

30

 

2.1c

23103103

Tin học ứng dụng ngành XD

2

45

15

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

HỌC KỲ IV

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

18

450

125

301

24

1

23200102

Giáo dục Chính trị

4

75

41

29

5

2

23506127

Thực hành lập Biện pháp KTTC

2

60

12

48

0

3

23506118

Tổ chức thi công

2

45

22

20

3

4

23401119

Thực hành tay nghề cơ bản 1

3

90

7

77

6

5

23401120

Thực hành tay nghề cơ bản 2

3

90

6

77

7

6

23506128

Thực hành lập Biện pháp TCTC

2

60

10

50

0

7

23700124

Cấp thoát nước

2

30

27

0

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

Học phần tự chọn

 

 

 

 

 

……

……

 

 

 

 

 

 

V

HỌC KỲ V

 

 

 

 

 

1

1

Học phần bắt buộc

8

360

14

334

12

1

23401117

Thực tập tốt nghiệp

3

135

14

109

12

2

23500101

Khóa luận tốt nghiệp

5

225

0

225

0

2

2

Học phần thay thế (nếu không làm khóa luận tốt nghiệp)

 

 

 

 

 

1

23501111

Thực hành kết cấu tổng hợp

3

90

38

48

4

2

23506129

Thực hành lập BP  thi công lắp ghép

2

60

15

45

0

 

Tổng cộng

87

2115

666

1342

107

8. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

8.1. Các môn học chung bắt buộc áp dụng theo thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:

Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 ban hành Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

Thông tư 11/2018/TT-BLĐTTBXH ngày 26/09/2018 ban hành Chương trình môn học Tin học;

Thông tư 12/2018/TT-BLĐT ngày 26/09/2018 ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất;

Thông tư 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 ban hành Chương trình môn học Pháp luật;

Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị;

Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 ban hành Chương trình môn học Anh văn.

8.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để sinh viên có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan, học tập, dã ngoại, thực tập thực tế tại các doanh nghiệp nước ngoài trường có ký kết hợp tác.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp. Các hoạt động ngoại khóa cụ thể bao gồm:

+ Thể dục thể thao: khuyến khích thực hiện hàng ngày, trước giờ học sáng (5h – 6h) và sau giờ học chiều (  17h -19h);

+ Hoạt động Văn hoá, văn nghệ: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc Sinh hoạt tập thể (CLB Văn nghệ của Đoàn Trường): tổ chức định kỳ, ngoài giờ học.

+ Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu, tự học, học nhóm…vào tất cả các ngày làm việc trong tuần.

+ Các hoạt động đoàn thể khác: Đoàn thanh niên, đội Công tác xã hội, Hội Sinh viên… tổ chức giao lưu, sinh hoạt vào các buổi tối thứ bảy, chủ nhật, các dịp kỷ niệm…và các hoạt động xã hội thường niên của Trường; các hoạt động hướng đến cộng đồng, nhằm năng cao nhận thức – rèn luyện các kỹ năng xã hội cho sinh viên, tạo động lực học tập, phát triển – hoàn thiện bản thân cho sinh viên và góp phần quảng bá thương hiệu nhà trường.

- Chương trình được xây dựng theo định hướng thi công. Đối với các sinh viên yêu thích thiết kế, hoặc có dự tính đi theo hướng thiết kế, để có thể hướng đến mục tiêu hoàn thiện năng lực nghề nghiệp, sinh viên có thể tham gia thêm các môn học bổ trợ như Sức bền vật liệu 2, Đồ án Nền Móng, Mô hình Thông tin công trình (BIM)...(là những lớp ngắn hạn hoặc học kết hợp với các lớp của chương trình chất lượng cao).

- Các hoạt động kiến tập tại Doanh nghiệp (nếu có, ngoài học phần Thực tập Tốt nghiệp), được tổ chức theo chuyên đề, do Bộ môn phụ trách chuyên môn tương ứng lên kế hoạch, sắp xếp thực hiện ngoài thời gian đào tạo chính khóa, vào thời điểm thích hợp.

8.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học trong chương trình đào tạo được áp dụng theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 về việc ban hành Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh & Xã hội và Quyết định số 1005/QĐ-CĐXD ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế học vụ đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo phương thức tín chỉ.

8.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:

- Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và phải tích lũy đủ số tín chỉ (87 tín chỉ) theo quy định trong chương trình đào tạo.

- Người học phải đạt trình độ Tiếng Anh bậc 2/6 theo khung năng lực trình độ quốc gia hoặc tương đương và Tin học theo quy định hiện hành của Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy và trình độ Tiếng Anh của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học.

- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu Kỹ sư thực hành theo quy chế hiện hành.

8.5. Các chú ý khác:

Có thể lựa chọn các môn học trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Trung cấp tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Đại học./.

9. Sơ đồ logic phân bổ môn học, chương trình môn học kèm theo.

 

--------------------------------------------------------------------------------------------

TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
ĐT: 02838960087 - 0981 800 636

Website: www.hcmcc.edu.vn – https://tuyensinh.hcmcc.edu.vn/

 

 

 

Liên kết

Giỏ hàng của tôi

Sản phẩm Giá Số lượng Tổng
Tiếp tục mua hàng
Thành tiền
Thanh toán